transviet-img
TRANG CHỦ transviet-img DIEMDEN

Đền Phượng Hoàng – Thánh đường Hồi giáo ấn tượng tại Hàng Châu

Không chỉ có Phật giáo, tại Trung Quốc còn có nhiều đạo giáo khác với những công trình kiến trúc lịch sử. Một trong số đó là đền Phượng Hoàng. Đền Phượng Hoàng là một trong bốn ngôi đền Hồi giáo cổ nổi tiếng ở Trung Quốc. Ngôi đền này thực chất là một nhà thờ Hồi giáo và là trung tâm thờ cúng của người Hồi giáo Hàng Châu. Với kiến trúc hình chim phượng hoàng tung bay và lịch sử hấp dẫn, ngôi đền này trở thành điểm du lịch Trung Quốc độc đáo.

Lịch sử đền Phượng Hoàng

Đền Phượng Hoàng ở Hàng Châu, Đền Hoài Thánh (Lion/ Huaisheng) ở Quảng Châu, Đền Hạc Đầu Đỏ (Crane/ Xianhe) ở Dương Châu và Đền Thanh Tĩnh (Kylin/ Qingjing) ở Tuyền Châu là bốn thánh đường Hồi giáo lâu đời nhất và lớn nhất ở vùng ven biển Trung Quốc. Trong đó đền Phượng Hoàng hay còn gọi là Nhà thờ Hồi giáo Phượng Hoàng Hàng Châu hay Nhà thờ Hồi giáo Phượng Hoàng, đã tồn tại ở Hàng Châu trong nhiều triều đại và được xây dựng lần đầu tiên vào thời kỳ Trinh Quán (627 – 649) thời nhà Đường cổ đại. Đền Phượng Hoàng đã chịu đựng hỏa hoạn, đổ nát và nhiều lần tái thiết cho đến năm 1953. Cụ thể, đền Phượng Hoàng bị phá hủy vào thời nhà Tống (960-1279). Vào năm 1281, thời nhà Nguyên (1206-1368), nhà Hồi giáo nổi tiếng A LaoDing đã bắt đầu xây dựng lại thánh đường Hồi giáo này; và vào thời nhà Minh (1368-1644), trong những năm 1451 đến 1493, thánh đường Hồi giáo này đã được xây dựng lại và mở rộng một lần nữa, và cuối cùng hình thành quy mô các tòa nhà hiện có. Vào năm 1646, chính quyền nhà Thanh đã ra lệnh xây dựng lại, khiến nó trở thành một trong những thánh đường Hồi giáo lớn nhất Trung Quốc vào thời điểm đó.

Vẻ đẹp kiến trúc đền Phượng Hoàng

Cái tên "Phượng Hoàng" được đặt theo cấu trúc của ngôi đền giống như một con phượng hoàng với đôi cánh dang rộng. Với diện tích 3.300m2, bao gồm đại điện và nhà nguyện với 1.370 m2 diện tích kiến ​​trúc và 570 m2 phòng thờ, đền Phượng Hoàng là nơi tổ chức các lễ hội và hoạt động tôn giáo Hồi giáo. Đi tour Trung Quốc bạn có dịp chiêm ngưỡng kiến trúc của Đền Phượng Hoàng kết hợp giữa phong cách Hồi giáo truyền thống và phong cách Nam Trung Quốc. Ba ngọn tháp trên mái đại điện là tàn tích của thời nhà Tống và toàn bộ nội dung của kinh Koran được khắc trên các ngọn tháp. Các ngọn tháp bên là tàn tích của thời nhà Minh.

Bục giảng bằng đá và bệ đá hiện có trong hội trường là di tích của thời nhà Tống theo danh mục di sản văn hóa. Sảnh chính được thiết kế với những nét chấm phá theo phong cách phía nam sông Dương Tử. Mái vòm của phòng cầu nguyện được xây dựng vào thời nhà Nguyên (1271-1368) và có thiết kế không có dầm. Bên trong thánh đường Hồi giáo, có nhiều di tích văn hóa và nghệ thuật, kinh sách bằng gỗ và một số chữ khắc. Hội trường khán giả là tòa nhà lâu đời nhất trong thánh đường Hồi giáo này.

Đền Phượng Hoàng được chính quyền tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử và văn hóa lớn cấp tỉnh vào năm 1961 và sau đó được xếp hạng là di tích lịch sử và văn hóa lớn cấp quốc gia vào năm 2001. Tham gia tour du lịch Trung Quốc đến đây, bạn có thể nếm thử các món ăn Hồi giáo chính thống tại nhà hàng Hồi giáo bên ngoài Đền Phượng Hoàng và thịt cừu nướng là món ăn nhất định phải gọi trong chuyến du lịch Hàng Châu.

(Tổng hợp)

Quay lại

Blog du lịch


Du lịch nước ngoài

transviet-img