transviet-img
TRANG CHỦ transviet-img XUHUONG

Phim trường Thượng Hải – Nơi ra đời các bộ phim cổ trang tráng lệ

Các tín đồ mê phim cổ trang chắc hẳn sẽ ấn tượng với những cảnh quay đầy công phu và chuyên nghiệp của các tác phẩm kinh điển như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thiên Long Bát Bộ, Hoàn Châu Cách Cách, Hậu cung Như Ý Truyện hay Chân Hoàn Truyện. Vậy bạn có biết những bộ phim đó đã được thực hiện ở đâu và quay dựng như thế nào không? Hãy cùng TransViet Travel tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Phim trường Thượng Hải

Những tác phẩm cổ trang kinh điển của Trung Quốc đã chinh phục rất nhiều khán giả trong nước và quốc tế, trong đó có Việt Nam. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của những bộ phim này chính là những thước phim đẹp như tranh, được quay dựng tại những địa điểm có 1-0-2.

Là một trong những phim trường nổi tiếng nhất Trung Quốc

Phim trường Thượng Hải là một trong những phim trường nổi tiếng nhất Trung Quốc được sử dụng để quay phim cổ trang. Đây là một trong những phim trường lớn nhất và hiện đại nhất Trung Quốc, nằm ở huyện Songjiang, phía Tây Nam của thành phố Thượng Hải. Phim trường này được xây dựng trên diện tích 1.300 ha, với đầy đủ các bối cảnh cổ trang từ thời nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh cho đến thời hiện đại.

Phim trường Thượng Hải được chia thành nhiều khu vực khác nhau, mỗi khu vực lại mang một phong cách kiến trúc riêng. Khu vực cổ trang được chia thành nhiều thời kỳ khác nhau, từ thời nhà Đường đến thời nhà Thanh. Khu vực hiện đại được chia thành nhiều bối cảnh khác nhau, từ đường phố, nhà cửa cho đến các công trình kiến trúc nổi tiếng.

Bên cạnh đó, Phim trường Thượng Hải cũng là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đi tour Trung Quốc. Đến với phim trường này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bối cảnh cổ trang tuyệt đẹp, được tái hiện một cách chân thực và sống động.

Sự ra đời của phim trường Thượng Hải 

Các công trình thuộc phim trường được dựng gần như nguyên bản theo thiết kế trước đây

Thượng Hải là nơi khai sinh của điện ảnh Trung Quốc. Là cảng thương mại mở cửa đầu tiên và là thành phố thịnh vượng nhất trước thế kỷ 20, Thượng Hải có đủ nguồn lực để phát triển điện ảnh Trung Quốc, vào thời điểm đó, rất nhiều xưởng phim được hình thành tại đây. Trước năm 1949, hầu hết các bộ phim Trung Quốc được sản xuất tại Thượng Hải, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thượng Hải có thêm kinh nghiệm, tài năng trong sản xuất phim. Tất cả những điều này đã trở thành cơ sở cho việc thành lập Hãng phim Thượng Hải.

Hãng phim Thượng Hải được thành lập vào ngày 16 tháng 11 năm 1949. Năm 1953, nó hợp nhất với một số hãng phim tư nhân và được cải tổ thành Hãng phim Liên hợp Thượng Hải, trong thời gian này Hãng phim Liên hợp đã sản xuất một loạt các bộ phim đặc sắc mang đặc trưng độc đáo của thời đại đó. Trong giai đoạn ngắn từ năm 1949 đến 1959, Hãng phim Thượng Hải phát triển mạnh mẽ và trở thành hãng phim lớn nhất ở Trung Quốc đại lục, có ảnh hưởng sâu sắc đến điện ảnh Trung Quốc. 

Cho đến năm 1998, dự án xây dựng phim trường Thượng Hải được phê duyệt. Phim trường này được xây dựng với mục đích phục vụ cho nhu cầu sản xuất phim ảnh của Trung Quốc. Trước khi có phim trường Thượng Hải, các nhà làm phim Trung Quốc thường phải quay phim ở các địa điểm ngoài trời, hoặc trong các phim trường nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất phim cổ trang quy mô lớn.

Những khung cảnh quen thuộc từng xuất hiện trên các bộ phim Hoa ngữ

Năm 1999, phim trường Thượng Hải chính thức đi vào hoạt động. Phim trường này được chia thành hai khu vực chính: khu vực cổ trang và khu vực hiện đại. Khu vực cổ trang được chia thành nhiều thời kỳ khác nhau, từ thời nhà Đường đến thời nhà Thanh. Khu vực hiện đại được chia thành nhiều bối cảnh khác nhau, từ đường phố, nhà cửa cho đến các công trình kiến trúc nổi tiếng.

Năm 2000, phim trường Thượng Hải được mở cửa cho công chúng tham quan. Phim trường này nhanh chóng trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm Trung Quốc.

Những trải nghiệm chỉ có ở Phim trường Thượng Hải 

Nếu không có buổi quay phim quan trọng nào, phim trường thường mở cửa để đón khách tham quan từ 8h30 sáng đến 16h30 chiều. Đôi khi, sẽ có một số bộ phim bắt đầu quay vào sau giờ trưa, nếu bạn có cơ hội thăm vào những ngày này, thật may mắn bạn sẽ có cơ hội được gặp những thần tượng chỉ thấy trên màn ảnh ngoài đời. 

Chiếc vé đưa bạn về những năm 1930

Để tham quan được phim trường thì du khách cũng phải trải qua những khó khăn, cản trở về ngôn ngữ và đường đi, vì người dân địa phương ở đây hầu như họ không biết Tiếng Anh và cần phải có sự hỗ trợ từ hướng dẫn viên quốc tế trong đoàn tour du lịch Trung Quốc để chuyến đi có thể dễ dàng hơn. Chính vì lý do này, phim trường này ít được du khách nước ngoài biết đến. Tuy nhiên, khi bạn cuối cùng vượt qua mọi khó khăn trên hành trình, cảm giác đặt chân tới nơi quay các bộ phim mà bạn luôn yêu thích sẽ khiến bạn thấy mọi nỗ lực đã xứng đáng.

Khám phá những bối cảnh cổ trang tuyệt đẹp

Phim trường Thượng Hải có diện tích rộng lớn, với đầy đủ các bối cảnh cổ trang từ thời nhà Đường đến thời nhà Thanh. Các bối cảnh này được xây dựng một cách tỉ mỉ và cẩn thận, mang đến cho du khách cảm giác như đang lạc vào một thế giới cổ tích.

Đường Nam Kinh 

Lạc vào bối cảnh cổ trang tuyệt đẹp tại đường Nam Kinh

Trong số các khu vực ở phim trường thì đường Nam Kinh thu hút du khách nhiều nhất bởi con đường này tái hiện tất cả những gì tinh túy nhất của Thượng Hải thời kỳ dân quốc. Các công trình ở đây được xây dựng với tỷ lệ 1:1, sát với nguyên mẫu phải kể đến như Bách hóa Sincere, Bách hóa Wing On và khách sạn Seventh Heaven. Ngoài các công trình “sao y bản chính”, đường Nam Kinh còn phục dựng tuyến tàu điện.

Cầu sắt đường Zhejiang 

Dạo chơi và sống ảo cùng chiếc cầu sắt đường Zhejiang

Kết nối khu vực đường Nam kinh với khu dân cư lạch Tô Châu, là chiếc cầu sắt đường Zhejiang. Đây là phiên bản thu nhỏ của cầu Ngoại Bạch Độ. Dù không có xe cộ qua lại như bản gốc, nhưng thiết kế thép đặc trưng lại không lẫn đi đâu được. Bên cạnh cầu là khu dân cư lạch Tô Châu. Khác với khu Shikumen, nhà ở khu vực này chủ yếu bằng gỗ và có phần tiêu điều hơn một chút. 

Chụp ảnh lưu niệm

Phim trường Thượng Hải là một địa điểm lý tưởng để chụp ảnh lưu niệm. Du khách có thể chụp ảnh ở bất cứ đâu trong phim trường, với những bối cảnh cổ kính và thơ mộng.

Chụp ảnh tại đường Nam Kinh 

Du khách sẽ tiếc hùi hụi nếu không “nháy” vài tấm ảnh tại đây

Đã trở về năm 1930 rồi, thì không có lý do gì mà không chụp vài tấm ảnh kỷ niệm cả. Và khu vực đường Nam Kinh hân hạnh tài trợ cho chương trình “sống ảo” này. Nếu như khu vực đường Nam Kinh thật luôn “chật cứng” người qua lại mua sắm và rất khó để chụp ảnh. Thì đường Nam Kinh của phim trường Thượng Hải lại có thể thỏa thích tạo dáng mà không vướng ai. Điểm cộng thêm cho nơi đây là kiến trúc cổ nên cứ đứng vào là auto có ảnh đẹp trong chuyến du lịch Trung Quốc.

Lên chuyến tàu điện trở về quá khứ 

Chuyến tàu phục dựng tại phim trường Thượng Hải

Tuyến tàu điện gốc trên đường Nam Kinh, Thượng Hải đã bị phá bỏ nhường chỗ cho quá trình đô thị hóa. Nhưng hình ảnh về tuyến tàu điện này mãi in đậm trong tâm trí những người yêu điện ảnh. Và chuyến tàu này đã được phục dựng tại phim trường Thượng Hải, đặt chân lên chuyến tàu điện bạn sẽ có được những tấm hình siêu xịn. Cứ vào các khung giờ cố định, tuyến tàu điện trên đường Nam Kinh lại băng qua dòng người hối hả đưa khách về lại thời “Tân dòng sông ly biệt”, quả là một trải nghiệm thú vị ở tour du lịch Trung Quốc.

Tham quan các khu vực hiện đại

Phim trường Thượng Hải không chỉ có những bối cảnh cổ trang, mà còn có những khu vực hiện đại như đường phố, nhà cửa, các công trình kiến trúc nổi tiếng. Du khách có thể tham quan các khu vực này để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của Trung Quốc.

Một số tip nho nhỏ cho chuyến du lịch Trung Quốc khi ghé thăm phim trường Thượng Hải

Thời gian du lịch

Phim trường Thượng Hải mở cửa quanh năm, nhưng thời điểm đẹp nhất để du lịch là vào mùa xuân và mùa thu. Lúc này, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, thuận lợi cho việc tham quan và chụp ảnh.

Kiến trúc phục dựng tại phim trường độc đáo và công phu

Cách di chuyển

Phim trường Thượng Hải nằm ở huyện Songjiang, phía Tây Nam của thành phố Thượng Hải. Du khách có thể đi tàu điện ngầm tuyến 9 đến ga Songjiang New Town, sau đó đi taxi hoặc xe buýt đến phim trường.

  • Metro: Các bạn bắt metro line 1 (line đỏ) từ trung tâm thành phố đi đến bến cuối Xinzhuang, rồi chuyển sang line 5 (line tím đậm) đi tiếp đến bến Minhang Development Zone. Sau đấy bắt taxi hoặc xe buýt ra Phim trường Thượng Hải. Nếu lười đổi tàu, có thể xuống bến Xinzhuang, rồi bắt taxi (mất thêm 70%). 
  • Xe buýt: Theo như trang web chính thức, phim trường phục vụ 1 tuyến xe buýt miễn phí cho khác xuất phát từ Shanghai Stadium. Tuy nhiên, mình có tham khảo trên TripAdvisor và một số trang review, thì tuyến xe buýt này không có hoạt động. 
  • Taxi: Đây là lựa chọn phổ biến nhất nếu bạn đi theo nhóm đông. Đi từ trung tâm thành phố mất hơn 250 CNY. Nên tải app Didi (ứng dụng Grab của Trung Quốc) để bắt xe cho tiện.

Bước vào màn ảnh nhỏ tại phim trường Thượng Hải

Lịch trình tham quan

Du khách có thể tham quan phim trường Thượng Hải trong khoảng 2-3 tiếng. Bạn nên dành thời gian để tham quan các khu vực cổ trang và hiện đại của phim trường, vì nó rất tuyệt và sẽ giúp bạn mãn nhãn và có cảm giác như bước vào trong màn ảnh nhỏ từ chiếc tivi nhà mình.

Vé vào cửa phim trường thượng hải 

Vé vào cửa Phim trường Thượng Hải là 80% (cho người lớn) và 40% (cho trẻ em). Các bạn có thể mua vé tại quầy hoặc mua online trước. Nhưng không cần mua vé trước đâu bởi phim trường không giới hạn lượt người vào tham quan trong ngày. Và khu này cũng không có quá đông khách du lịch vì xa trung tâm.

(Nguồn: CGTN & Tripadvisor)

Quay lại

Blog du lịch


Du lịch nước ngoài

transviet-img