Gion Matsuri (祇園祭) hay còn được gọi là hội đền Yasaka, là một trong những lễ hội lớn nhất ở Nhật Bản nói chung và vùng Kyoto nói riêng. Lễ hội này sẽ diễn ra trong suốt tháng 7 hàng năm với nhiều sự kiện khác nhau nhưng nổi bật nhất là đoàn rước kiệu nổi (Yamaboko Junko) vào ngày 17 tháng 7. Từ năm 2014, lễ rước kiệu Yoiyama cũng đã được tổ chức trở lại sau 48 năm gián đoạn với nhiều hoạt động hấp dẫn. Do vừa được tổ chức lại gần đây nên đoàn rước kiệu này sẽ diễn ra ít nổi bật hơn lễ rước Yamaboko Junko.
Từ “Yamaboko” được ghép từ tên của hay loại kiệu sử dụng trong lễ rước: kiệu yama và kiệu hoko. Một trong những lí do khiến lễ hội Gion trở nên ấn tượng chính là kích thước khổng lồ của các hoko với chiều cao lên đến 25 mét và nặng 12 tấn. Vì kích thước rất lớn như vậy nên các hoko thường được kéo trên các xe gỗ lớn bằng sức của hàng chục thanh niên khoẻ mạnh.
Cả yama và hoko đều được trang trí cầu kỳ và mỗi kiệu sẽ đại diện cho các chủ đề độc đáo khác nhau trong lễ hội, thu hút sự chú ý của khách du lịch Nhật Bản trên khắp cả nước. Lễ rước vào ngày 17 tháng 7 sẽ có sự xuất hiện của 23 yama và hoko nổi bật nhất năm đó và 10 yama, hoko còn lại sẽ xuất hiện trong lễ rước ngày 24 tháng 7 sau đó.
Một lí do khác khiến lễ hội Gion trở nên ấn tượng là lịch sử lâu đời và gần như không bị gián đoạn hay trì hoãn do bất kì sự kiện nào. Lễ hội này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 869 như một buổi lễ tôn giáo nhằm xoa dịu các vị thần trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh.
Ngày nay, lễ hội này vẫn tiếp tục giữ các truyền thống vốn có ví dụ như việc lựa chọn một cậu bé người bản địa làm sứ giả của các vị thần. Đứa trẻ này sẽ không được đặt chân xuống đất từ ngày 13 tháng 7 cho đến khi được diễu hành trên phố qua lễ rước ngày 17 tháng 7.
Một điều khá là “trớ trêu” là các sự kiện chính của lễ hội Gion lại… không được tổ chức ở phố Gion. Trong những ngày rước kiệu chính của lễ hội, các yama và hoko được trưng bày cho khách du lịch Nhật Bản chiêm ngưỡng trên các con phố Karasuma và Shijo ở phía đối diện sông Kamo.
Khu vực này sẽ náo nhiệt nhất vào buổi tối trong tuần từ 18:00 đến 23:00. Trong khoảng thời gian này, hai con phố sẽ cấm các phương tiện di chuyển lưu thông, nhường chỗ cho các quầy ẩm thực, đồ uống và các điểm nhấn đặc sắc khác của lễ hội.
Những đêm hội trước lễ rước kiệu lớn được gọi là Yoiyama (16 tháng 7), Yoiyoiyama (15 tháng 7) và Yoiyoiyoiyama (14 tháng 7). Các lễ hội tương tự cũng diễn ra vào ba buổi tối trước khi rước kiệu vào ngày 24 tháng 7 với quy mô nhỏ và ít nổi bật hơn nhưng vẫn đậm phong cách truyền thống Nhật Bản.
Lễ rước kiệu lớn và nổi bật nhất, Yamaboko Junko, thường diễn ra từ 9:00 đến 13:00 ngày 17 và từ 9:30 đến 11:50 vào ngày 24 tháng 7 đối với lễ Yoiyama. Đoàn diễu hàng sẽ đi theo tuyến đường dọc theo các con phố Shijo, Kawaramachi và Oike trên khoảng 3 km với sự tham gia và dõi theo từ hàng nghìn người dân Kyoto cũng như khách của các tour du lịch Nhật Bản.
Nếu bạn muốn ngắm nhìn lễ rước từ toà thị chính của thành phố thì cần phải đặt trước vé với giá dao động từ 4000 JPY đến 5000 JPY (khoảng 650.000 – 820.000 VNĐ). Tuy nhiên, lễ rước sẽ di chuyển trên phố trong khoảng thời gian khá dài nên du khách có thể dễ dàng “chiếm” ngay một chỗ đẹp nhất để hoà mình vào không khí sôi động của lễ hội mà không tốn một một đồng nào.
>>>> KYOTO- KHÔNG VỘI ĐƯỢC ĐÂU
Bên cạnh những đoàn rước kiệu chính nổi bật thì lễ hội Gion ở Kyoto cũng thu hút khách du lịch Nhật Bản bằng những sự kiện nhỏ khác xoay quanh việc chuẩn bị cho lễ hội và văn hoá địa phương. Từ ngày 10 - 14 tháng 7 và ngày 18 – 21 tháng 7, du khách có thể đến các con phố này và tham quan, chứng kiến quá trình lắp ráp kiệu lớn dùng trong đoàn diễu hành.
Lễ hội Byobu cũng diễn ra trùng với dịp Yoiyama. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội này, người dân địa phương có thói quen mở cửa trước nhà và trưng bày những vật gia truyền để mọi người có thể chiêm ngưỡng cũng như “mở mang tầm mắt”.
Byobu Matsuri cũng có lễ rước các vị thần như Gion Matsuri và thường diễn ra vào lúc 18:00 ngày 17 tháng 7. Đoàn rước “kiệu thần Mikoshi” sẽ thỉnh vị thần của đền Yasaka ra khỏi khuôn viên bằng các thanh xà gỗ, đi qua các con phố trong khu vực và kết thúc ở Otabisho. Đến ngày 24 của tháng, “kiệu thần Mikoshi” sẽ được người dân làm lễ đưa về lại đền Yasaka.
Như đã đề cập ở trên, dù được gọi là “Lễ hội Gion” nhưng những sự kiện cả chính lẫn phụ hầu như đều không được tổ chức trên phố Gion mà nằm ở bên kia bờ sông Kamo. Không gian náo nhiệt của lễ hội lớn nhất Nhật Bản này sẽ tràn ngập trên khắp các con phố Shijo, Karasuma, Kawaramachi và Oike trong suốt thời gian diễn ra lễ hội và tất nhiên, các phương tiện di chuyển sẽ bị cấm lưu thông trên các tuyến đường này.
Dưới đây là một số lợi ý cách di chuyển đến lễ hội Gion thuận tiện nhất bạn có thể tham khảo cho tour Nhật Bản sắp tới cùng gia đình:
Hi vọng những chia sẻ trên về lễ hội Gion hoành tráng đã cho bạn một góc nhìn mới về con người và văn hoá vùng đất Kyoto. Còn chờ gì nữa? Hãy list ngay lễ hội lớn nhất xứ sở hoa anh đào này vào danh sách “must-go” trong chuyến đi Nhật Bản sắp tới của bạn nhé!
(Nguồn: japan-guide.com)