transviet-img
TRANG CHỦ transviet-img CAMNANG

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ CUNG ĐIỆN MÙA ĐÔNG Ở ST PETERSBURG

Du lịch Châu Âu không chỉ có Pháp, Ý, Hà Lan mà còn có Nga. Du lịch Nga mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa và những câu chuyện lịch sử lẫy lừng. Một trong những điểm đến hấp dẫn nhất nhì khi đến Nga chính là Cung điện mùa đông ở thành phố St. Petersburg.

Cung điện mùa đông cũng là bảo tàng Hermitage là một công trình kiến trúc đồ sộ ngay Quảng trường St.Petersubrg và có thể nói không có công trình nào khách ở thành phố này có thể sánh được về mặt quy mô lẫn kiến trúc. Cung điện mùa đông được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 90 nghìn mét vuông theo lệnh của Nữ hoàng Elizaveta I, và được xây dựng theo phong cách nghệ thuật Baroque. Trải qua nhiều biến cố trong suốt từ thế kỷ 18 đến 20, bất chấp những khủng hoảng thiếu ngân sách do nước Nga tham gia vào Cuộc chiến Bảy năm hay thời tiết khắc nghiệt, cung được vẫn được được hoàn thành theo lệnh của Nữ hoàng. Đây từng là nơi ở của các Nga hoàng, sau khi chế độ Nga hoàng sụp đổ Cung điện mùa đông trở thành nơi họp hành của Chính phủ lâm thời, và ngày nay thì là Bảo tàng nghệ thuật của St.Petersburg trưng bày hơn 3 triệu tác phẩm nghệ thuật vô giá của thế giới.

Trên một khuôn viên rộng lớn như vậy, không phải nói cũng biết cung điện được xây nguy nga, tráng lệ đến dường nào. Bề ngang mặt chính diện của cung điện đến 150 mét, cao 30 mét và là tòa nhà cao nhất St.Petersburg vào thời điểm được xây dựng. Toàn bộ cung điện có hơn 1000 phòng, 117 cầu thang, và gần 2000 cửa sổ, 1786 cửa lớn,  gần 200 tác phẩm điêu khắc được trang trí trên lan can khắp các cung điện. Màu sắc hiện tại của cung điện là màu xanh ngọc nhạt, tuy nhiên đó không phải là màu sắc nguyên thủy. Trong suốt chiều dài lịch sử, cung điện mùa đông đã được sơn lại nhiều lần với nhiều màu sắc khác nhau như hồng, đỏ, vàng,…và màu sơn hiện tại được sơn từ năm 1946.



Nhìn quy mô và độ nguy nga của cung điện, ai cũng phần nào đoán được những mặt trái của nó. Hơn 4000 thợ xây, thợ điêu khắc, họa sĩ,…đã phải đổ mồ hôi, máu để xây dựng cung điện và chỉ nhận lại đồng lương rẻ mạc, họ phải sống trong những túp lều tồi tàn xung quanh cung điện và làm việc bất chấp cả những lúc thời tiết khắc nghiệt nhất. Và đến năm 1837, cung điện gần như bị cháy trụi, hoàng gia mất đi chỗ ở do đó mà hơn 6000 thợ đã phải làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm để phục hồi lại cung điện trong vòng vỏn vẹn 15 tháng.

Ngày nay du khách đến du lịch Nga đều không thể bỏ lỡ một công trình vĩ đại như Cung điện mùa đông. Mặc dù cung điện mở cửa cho du khách vào tham quan nhưng du khách chỉ được tham phép vào tham quan một số khu vực hạn chế chứ không phải toàn bộ cung điện. Dù vậy cũng đủ khiến cho bất cứ ai cũng phải choáng ngợp trước sự nguy nga tráng lệ cũng như sự hùng mạnh của đế quốc Nga lúc bấy giờ. Mỗi một viên gạch ở Cung điện mùa đông đều là loại cao cấp được nhập khẩu từ Ý, Phần Lan và có giá trị lịch sử, nghệ thuật to lớn.

Quynh Anh

Quay lại

Blog du lịch


Du lịch nước ngoài

transviet-img