TRANG CHỦ VANHOA

Truyền thống cúng ông Táo của các quốc gia châu Á

Tết cổ truyền không chỉ là một ngày lễ lớn ở đa số các quốc gia châu Á, còn mang một ý nghĩa rất lớn lao. Theo quan niệm dân gian, vào ngày lễ đón chào mùa xuân này, họ sẽ mong cầu những điều tốt đẹp, tích cực và xua đuổi những thứ xui xẻo, không hay.

Một truyền thống không thể thiếu vào những ngày sắp sửa bước sang năm mới đó là nghi lễ thờ cúng ông Công, ông Táo. Không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... vẫn giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy cho đến nay. Vậy, phong tục cổ truyền này tại các quốc gia trên có gì khác nhau? Nếu bạn muốn biết thì hãy đón xem qua bài viết dưới đây nhé.

Truyền thống cúng ông Táo ở Việt Nam

Theo phong tục cổ truyền của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình đều sẽ chuẩn bị lễ vật và đồ cúng ông Công, ông Táo. Ngày này cũng được người Trung Quốc gọi là Tết Táo quân. Từ xưa, người Việt Nam đã quan niệm Táo quân là vị thần của gia đình, cuối năm Táo quân sẽ về trời để tâu tất cả chuyện tốt xấu với Ngọc Hoàng. Đêm giao thừa, Táo quân mới về trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Truyền thống cúng ông Táo ở Việt Nam

Những lễ vật mà gia đình cần chuẩn bị cho lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp bao gồm: Ba mũ ông Công, ông Táo hai mũ ông Táo có cánh long và một mũ bà Táo không chuồn chuồn. Ngoài nón lá, mỗi gia đình còn chuẩn bị một mâm muối và nhiều lễ vật khác gồm bánh kẹo, trầu cau, rượu, đèn, nến, bình hoa, đĩa hoa quả tươi, mâm cơm chay, tiền vàng và 3 con cá chép sống.

Truyền thống cúng ông Táo ở Trung Quốc

Lễ cúng ông Công, ông Táo ở Trung Quốc tương đối giống với phong tục truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Theo quan niệm, đến ngày 23 tháng Chạp, các vị thần bếp của mỗi gia đình báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt và xấu của từng người trong một năm.

Táo Vương là tên của vị thần bếp mà người Trung Quốc vẫn hay gọi. Mâm cỗ cúng thần bếp của người dân nơi đây gồm có gạo nếp, bánh rán, đường và canh đỗ.

Người Hoa quan niệm rằng, Táo Vương của người họ chỉ có 1 ông và 1 bà. Họ hay lập bàn thờ trong nhà với tranh hoặc tượng ông Táo, bà Táo để thờ cúng.

Vào ngày 23 tháng Chạp, người Trung Quốc sẽ bôi dầu lên những bức tranh hoặc tượng Táo Vương. Ở đất nước này, thay vì cúng cá chép, họ sẽ cúng nước cùng ít cỏ khô. Người Hoa quan niệm rằng, đây là thức ăn để ngựa chở Táo lên trời.

Truyền thống cúng ông Táo ở Hàn Quốc

Jowangshin là tên của vị thần bếp ở Hàn Quốc. Người dân xứ sở kim chi sẽ cúng vị thần này vào ngày 29 tháng 12 hàng năm. Vào ngày này, họ sẽ dốc sức để tổ chức một bữa tiệc ấm áp bao gồm trái cây và bánh gạo nhằm bày tỏ lòng thành kính.

Truyền thống cúng ông Táo ở Hàn Quốc

Theo truyền thuyết, Jowangshin là một người phụ nữ và bà là nữ thần của nước. Sự có mặt của bà nhằm giúp đỡ các gia đình Hàn Quốc xua tan mọi điều đen đủi và đón nhận nhiều điều may mắn, tốt lành trong năm mới. Vì vậy, người Hàn Quốc hay đặt một cốc nước nhỏ dưới bếp, chiếc cốc này sẽ được những người phụ nữ trong gia đình thay liên tục vào ngày 1 và 15 mỗi tháng.

Truyền thống cúng ông Táo ở Singapore

Cũng giống như ở Việt Nam và Trung Quốc, nghi lễ thờ cúng ông Công, ông Táo ở Singapore sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm. Ở đất nước này, người ta có tục đốt tượng ông Táo để tiễn đưa vị thần bếp về trời. Cũng tương tự như vậy theo tín ngưỡng của người Việt, một năm qua lại ông Táo về Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng và cầu mong một năm mới nhiều niềm vui, may mắn.

Về mâm cỗ cơ bản tương đối giống với người Việt Nam. Tuy nhiên, người Singapore sẽ phết thêm mật, đường và rượu lên môi ông Táo với hy vọng ông Táo sẽ nói nhiều lời tốt đẹp.

Truyền thống cúng ông Táo ở Nhật Bản

Nếu như ở Trung Quốc có Táo Vương, Hàn Quốc có Jowangshin thì ở Nhật, vị thần cai quản việc nhà cửa, bếp núc và vận may của gia đình chính là Daikokuten. Theo truyền thống dân gian của người Nhật, ông địa là thần hạt và là một trong 7 vị thần may mắn.

Vị thần Daikokuten có gương mặt sáng, nụ cười tươi và môi thường được tô màu nâu sẫm. Daikokuten luôn mang một chiếc vồ vàng. Đây là chiếc vồ may mắn có thể đem lại tiền tài, vị thần này được mô tả đang ngồi giã gạo và cho chuột chạy xung quanh theo văn hóa Nhật Bản. Chủ nhà có nhiều gạo thì chuột cũng sẽ chạy vào "xin ăn".

Truyền thống cúng ông Táo ở Nhật Bản

Vào ngày cuối cùng trong năm, tượng của vị thần Daikokuten sẽ được bày bán như một lá bùa may mắn. Nếu người nào mua và mang bức tượng này về nhà, nó sẽ đem đến may mắn cho gia chủ. Đặc biệt, trước đây ở Nhật Bản, hình ảnh của Daikokuten đã từng được in trên tiền giấy.