transviet-img
TRANG CHỦ transviet-img CAMNANG

NÚI HALLELUJAH - BÁU VẬT TRƯƠNG GIA GIỚI

Chắc hẳn bạn còn nhớ, một trong những cảnh đắt giá trong siêu phẩm "Avatar" của đạo diễn James Cameron là khi Jake, Grace và phi hành đoàn bay qua dãy núi Hallelujah – những ngọn núi bay xứ Pandora – đó là cảnh tượng khiến người xem nghẹt thở và là sản phẩm xuất sắc của trí tưởng tượng. Những ngọn núi bay khó có thể thành hiện thực, nhưng những cột đá cao chót vót thì không. Trên thực tế, nơi kỳ diệu này được dựa trên một địa điểm rất THỰC ở Trung Quốc: Công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới nơi có núi Hallelujah.




Sự hình thành núi

Vào năm 1982, Trung Quốc đã công nhận công viên quốc gia đầu tiên: Công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới. Nằm ở phía tây bắc tỉnh Hồ Nam, công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới là một cảnh quan độc đáo với quần thể gồm 3.000 núi đá cao vút như những cây cột trụ thẳng đứng cao hàng trăm mét, hình thành do xói mòn tự nhiên và được bao phủ trong những tán lá xanh rậm rạp. Chính nhờ đặc điểm độc đáo này đã giúp truyền cảm hứng cho núi bay Hallelujah xứ Pandora trong bộ phim Avatar, thu hút tới 30 triệu khách du lịch mỗi năm.  Địa hình khu vực này rất phong phú với: vùng đất cao, núi, núi đá vôi và đồng bằng. Tuy nhiên, điểm thu hút chính là công viên nơi du khách có thể nhìn thấy tạo vật thiên nhiên đã khơi nguồn cảm hứng cho Avatar.



Các đặc điểm địa lý đáng chú ý nhất của công viên là các núi đá giống như cây cột được nhìn thấy trên khắp công viên. Mặc dù giống với địa hình karst, khu vực này không bị ảnh hưởng bởi đá vôi và không phải là sản phẩm của sự hòa tan hóa học –  đặc trưng của đá vôi. Chúng là kết quả của nhiều năm xói mòn vật lý. Phần lớn thời tiết hình thành nên những cột trụ này là kết quả của việc băng tuyết hình thành vào mùa đông và các loại cây mọc trên chúng. Thời tiết ẩm quanh năm, và kết quả là tán lá rất rậm rạp. Các vật liệu phong hóa được cuốn đi chủ yếu bởi các dòng suối. Những thành tạo này là một dấu ấn riêng biệt của phong cảnh Trung Quốc, và có thể được tìm thấy trong nhiều bức tranh cổ của Trung Quốc.







Sự phân bố địa lý công viên Trương Gia Giới

Còn được gọi là Công viên Avatar, công viên Trương Gia Giới là một phần của khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên. Sân bay và ga tàu gần nhất được đặt tại thành phố Trương Gia Giới. Tuy nhiên, vì cách thành phố Trương Gia Giới 50 km, do đó để đến thăm công viên, bạn không nên ở tại các khách sạn của thành phố. Có một khu vực gần đó gọi là làng Trương Gia Giới với cơ sở hạ tầng hoàn hảo, bao gồm giao thông, khách sạn và nhà hàng rất tiện lợi.

Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên bao gồm bốn phần:

  • Công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới,
  • Khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên núi Tianzi,
  • Khu thắng cảnh Yuanjiajie,
  • Khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Suoxiyu.

Vé vào công viên Trương Gia Giới cho phép bạn tham quan tất cả các khu vực được đề cập ở trên.

Bên cạnh đó, có những khu vực trong Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên cần có vé vào riêng, đó là:

  • Hang rồng vàng Huanlong
  • Longwang Dong
  • Hồ Baofang
  • Các bảo tàng, phí đi thuyền bè ...

Ngoài công viên Trương Gia Giới còn có Công viên rừng quốc gia Tianmenshan gần thành phố Trương Gia Giới. Nhưng nó nằm ở vị trí nằm ở phía đối diện của Trương Gia Giới và không phải là một phần của Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên. Công viên này có thắng cảnh không kém phần ngoạn mục với cáp treo cao nhất và hang động cao nhất Trung Quốc.

Các khu vực chính của công viên Avatar

Khu Yuanjiajie – Viên Gia Giới

Đây là khu vực đẹp nhất và cũng đông khách du lịch Trung Quốc nhất. Khu vực này bao gồm núi Hallelujah, Cây cầu đầu tiên dưới thiên đường (cây cầu tự nhiên giữa hai tảng đá), Mê Hồn Đài, thang máy Bách Long (thang máy cao nhất thế giới).

  • Thang máy Bách Long (Thang máy Trăm Rồng)

Thang máy Bách Long là thang máy ngoài trời cao nhất thế giới. Nó đưa khách du lịch lên đỉnh dốc cao 330 mét ở trung tâm công viên Trương Gia Giới. Đi xe trong cabin thang máy bằng kính sẽ mở ra cảnh quan tuyệt đẹp của thung lũng. Tốt nhất là bạn nên đứng gần cửa sổ, bởi vì nó có thể lên tới 50 người trong khoang do đó không phải ai cũng có thể thưởng thức vẻ đẹp bên ngoài.

  • Cây cầu đầu tiên dưới thiên đường

Cây cầu đầu tiên dưới thiên đường là một sáng tạo tự nhiên độc đáo. Ở độ cao 357 mét, nó nối liền hai đỉnh của những cột đá. Đây là cây cầu tự nhiên cao nhất thế giới.

Núi Tianzi

Lý do núi Tianzi gây chú ý là do độ cao của nó. Với độ cao 1.182 mét đây là khu vực thích hợp nhất để săn ảnh biển mây, chủ yếu vào mùa xuân và đầu mùa thu.

Núi Tianzi đôi khi được dịch là Núi Hoàng đế do quan niệm cho rằng các hoàng đế được cho là hậu duệ của thiên đàng, và những đỉnh núi, giống như những hòn đảo nổi trong sương mù xoáy, là hình ảnh truyền thống của cõi trời. Trong khu vực này, bạn có thể tìm thấy Thập Lý Họa Lang.

  • Làng đá vàng

Làng đá vàng nằm ở khu vực phía bắc từ Suối Roi Vàng. Đỉnh Năm Ngón Tay nổi tiếng cũng nằm ở đây. Địa điểm này rất đẹp nhưng ít phổ biến hơn Viên Gia Giới. Khu vực này thu hút những ai ưa vận động, đến đây bằng hình thức đi bộ trekking.

  • Khu danh lam thắng cảnh

Đây là một khu vực phù hợp cho những ai ưa mạo hiểm khi phải đi bộ dọc theo những con đường nguy hiểm và trơn trượt.

  • Laowuchang

Khu ruộng bậc thang Laowuchang là một phần chưa phát triển của Công viên Rừng Quốc gia Trương Gia Giới, nằm giữa núi Yuanjiajie và Tianzi. Phong cảnh trong khu vực vô cùng đẹp và choáng ngợp. Mặt trời mọc ở Laowuchang được các nhiếp ảnh gia coi là cảnh phải chụp ở Trương Gia Giới.

  • Suối Roi Vàng

Dòng suối đẹp được bao quanh bởi những ngọn núi hung vĩ làm cho tuyến đường này trở nên phổ biến nhất trong công viên. Con đường khá dài (trên 7 km), nhưng không phức tạp và dễ đi.

Núi Hallelujah và định mệnh lịch sử

Dãy núi Trương Gia Giới được người dân địa phương gọi là “Núi nổi trôi” vì khi trời có sương mù, trông chúng giống như đang lơ lửng trôi nổi trong không trung. Công viên Trương Gia Giới là khu vực đầu tiên của Trung Quốc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992.


Một trong những ngọn núi trong công viên quốc gia Trương Gia Giới mang tên “Cột trụ trời Nam” có độ cao 1080 mét tương đương chiều dài của 78 xe buýt. Đây là khu vực thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia đến “săn” những khoảnh khắc hư ảo giữa ngàn mây. Theo cuốn sách "The Art of Avatar", năm 2008, nhà thiết kế Steve Messing đã đích thân đến thăm một vài địa danh ở Trung Quốc trong đó có Trương Gia Giới để chụp ảnh với mục đích làm tư liệu tham khảo trước trong khi lên kế hoạch cho bộ phim.

Phong cảnh ngoạn mục và độc đáo nơi này đã truyền cảm hứng cho đạo diễn James Cameron và các nhà thiết kế sản xuất của ông. Và kết quả là gì thì chúng ta đã rõ. Năm 2010, nhằm thổi bùng sức sống mới cho khu vực, “Cột trụ trời Nam” được đổi tên thành “Avatar Hallelujah” sau khi bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, Avatar, đã sử dụng những hình ảnh về cột núi này làm nguồn cảm hứng cho dãy núi bồng bềnh Hallelujah giữa biển mây của xứ Pandora. Từ sau khi đổi tên, số lượng người đến đây tăng đến chóng mặt. Đây đồng thời cũng là kết quả của quan chức địa phương trong nỗ lực sử dụng các cụm từ như là “Pandora ở xa nhưng Trương Gia Giới ở gần” và “Khám phá thế giới thực của Pandora” nhằm khuyến khích nhiều người đến thăm hơn vì sự phổ biến của bộ phim để khách du lịch đổ xô về nơi đây nhìn tận mắt những cột núi đá sa thạch.  

Thật thú vị, bản thân phim Avatar cũng có một lịch sử phức tạp ở Trung Quốc. Năm 2010, đây là một trong số 20 bộ phim Hollywood mà chính phủ cho phép chiếu trong rạp chiếu phim. Tuy nhiên chỉ hai tuần sau khi công chiếu, sau những hồi tranh cãi gay gắt căng thẳng, chính phủ Trung Quốc đã quyết định gỡ 1628 bản chiếu 2D với lý do nội dung nhạy cảm. Hai tuần là quá muộn. Vào thời điểm đó, Avatar đã trở thành bộ phim nước ngoài có doanh thu cao nhất mọi thời đại chiếu tại Trung Quốc bất chấp những nỗ lực kiểm duyệt của chính phủ về bộ phim. Chính sự kết nối của nó với Công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới đã kích thích khách từ muôn nơi đổ về. Sau này, cây cầu đi bộ bằng kính dài nhất và cao nhất thế giới được khánh thành vào năm 2016 góp phần làm cho khu vực này chưa bao giờ hạ nhiệt.





Thời gian tốt nhất để ghé thăm

Các kỳ nghỉ hè của Trung Quốc (tháng 7 và tháng 8) và các ngày lễ quốc gia của Trung Quốc (kỳ nghỉ ngày lao động từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 5 và ngày lễ quốc gia từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 10) là thời điểm đông đúc nhất.

Từ tháng 12 đến tháng 2 có thể có tuyết hoặc đóng băng, trời trở nên rất lạnh ở khu vực miền núi, và với những con đường trơn trượt, nó không an toàn lắm để đi. Công viên rừng đóng cửa trong một tuần vào tháng Hai để bảo trì định kỳ. Do đó thời gian tốt nhất để tham quan công viên trong hành trình đi  tour Trung Quốc từ cuối mùa xuân đến mùa thu, từ tháng 3 đến  tháng 10, khi thời tiết mát mẻ thoải mái.

Quay lại

Blog du lịch


Du lịch nước ngoài

transviet-img