TRANG CHỦ CAMNANG

KHÁM PHÁ 6 DI SẢN VĂN HÓA NỘI MÔNG

Khu tự trị Nội Mông nổi tiếng không chỉ vì vẻ đẹp thiên nhiên xanh mướt bao la mà còn bởi các di sản văn hóa phi vật thể lâu đời. Dưới đây là 6 di sản văn hóa Nội Mông không những đậm đà bản sắc mà còn được gìn giữ trọn vẹn đến ngày nay

Lễ cưới Erdos

Lễ cưới từ vùng Erdos được cho là có từ thế kỷ 15. Ngày nay, buổi lễ đã phát triển thành một phong tục độc đáo, giàu di sản văn hóa của Nội Mông.

Đám cưới bao gồm một loạt các nghi lễ đặc biệt, như tặng một chiếc khăn truyền thống được gọi là Hada để đính hôn, chào hỏi con rể, dâng cừu và cầu xin mẹ ban phước. Các thủ tục đã được bảo quản tốt trong suốt nhiều thế kỷ. Đám cưới là hiện thân của các nhân vật nghi lễ Mông Cổ và nhiều truyền thống dân tộc khác.



Nghi lễ tỏ lòng thành kính với Thành Cát Tư Hãn

Lăng Thành Cát Tư Hãn tại Ngạc Nhĩ Đa Tư là nơi linh thiêng để tỏ lòng thành kính với Thành Cát Tư Hãn. Sau khi ông qua đời năm 1227, Thành Cát Tư Hãn được chôn cất bí mật theo phong tục địa phương. Để tưởng nhớ nhà lãnh đạo vĩ đại, người dân Mông Cổ đã xây dựng "Tám Nhà trắng " bao gồm tám chiếc lều (yurt) trắng ở sa mạc phía bắc.

Một buổi lễ được tổ chức mỗi năm một lần để thờ cúng tổ tiên của người Mông Cổ và người anh hùng Thành Cát Tư Hãn. Hình thức tế lễ bao gồm động vật, một số đồ dùng hiến tế quý giá và đốt lửa. Buổi lễ phản ánh tình cảm dân tộc của người Mông Cổ.

Lễ hội Naadam

Lễ hội Naadam là một lễ hội truyền thống lớn của người Mông Cổ, được tổ chức ở hầu khắp các thảo nguyên nhưng lớn nhất vẫn là tại thủ đô Ulaanbaatar, bắt nguồn từ những ngày đầu của thế kỷ 12. Naadam có nghĩa là "giải trí" hoặc "thú vui tiêu khiển" trong tiếng Mông Cổ.

Năm 1206, lễ hội Nadam được tổ chức lần đầu tiên khi Thành Cát Tư Hãn được bầu làm Khả hãn Mông Cổ (Khả hãn là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ).

Kể từ hội chợ đầu tiên, ba môn thể thao đấu vật, đua ngựa và bắn cung luôn là sự kiện trọng tâm của các hoạt động tại Nadam. Trong quá khứ, người chiến thắng trong ba môn thể thao sẽ được trao tặng ngựa, lạc đà, cừu, trà nén và lụa làm giải thưởng. Ngày nay, nhiều hoạt động đã được thêm vào, chẳng hạn như polo, cưỡi ngựa, và các cuộc thi bóng khác song song bên cạnh các màn biểu diễn múa, hát truyền thống.

Năm 2010, Naadam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Lễ hội được tổ chức vào mùa hè hoặc mùa thu (thường là tháng 7 hoặc tháng 8) khi đồng cỏ xanh mướt đẹp mắt và vật nuôi đi thành bầy. Hội chợ thường diễn ra trong 3 ngày và kéo dài đến một tuần.

Tới dự lễ hội Naadam, bạn không chỉ được xem các màn biểu diễn thú vị mà còn được thưởng thức các món ăn truyền thống Mông Cổ, sữa chua dê, trà truyền thống…

Đồ dùng làm từ vỏ cây bạch dương

Truyền thống làm đồ dùng từ vỏ cây bạch dương vẫn còn tồn tại ở Nội Mông và một số vùng của tỉnh Hắc Long Giang lân cận. Do sự thiếu hụt gốm hoặc gốm sứ trong quá khứ, một số dân tộc du mục sống ở Bắc Trung Quốc, chẳng hạn như Mengol, Oroqen, Daur, và Ewenki, đã sử dụng vỏ cây bạch dương để làm đồ dùng hàng ngày.

Các nhóm dân tộc du mục thích sử dụng đồ dùng làm từ vỏ cây bạch dương phần lớn vì chúng có thể xách tay dễ dàng, bền, không thấm nước và chống ăn mòn.

Có bốn bước để làm đồ dùng vỏ cây bạch dương: bóc vỏ cây bạch dương, ngâm hoặc đun sôi trong nước cho đến khi nó mềm, cắt may thành sản phẩm và cuối cùng là trang trí với các họa tiết hoặc phụ kiện.

Khi phong cách sống của các nhóm du mục thay đổi, đồ dùng vỏ cây bạch dương trở nên ít phổ biến hơn do đó nghề thủ công truyền thống đang trên bờ vực biến mất cần được bảo vệ.

Khúc côn cầu vùng Daur

Khúc côn cầu, được gọi là "Beikuo" trong ngôn ngữ Daur, là môn thể thao truyền thống có lịch sử lâu đời. Theo lịch sử ghi chép, môn thể thao dung gậy để dẫn bóng vào lưới tương tự như khúc côn cầu hiện tại, rất phổ biến trong thời nhà Đường (618-907). Trong khi nó dần biến mất ở các vùng khác của Trung Quốc, nó đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở vùng Daur.

Cây gậy mà người Daur thường chơi trò chơi dài khoảng một mét, chủ yếu làm bằng gỗ sồi và có móc ở phía dưới. Quả bóng được làm từ rễ cây mai hoặc nỉ và to như quả bóng tennis.

Vào mỗi dịp lễ hội hay tụ tập, người Daur sẽ tổ chức trò chơi "Beikuo". Vào chiều tối, họ sẽ chơi trò chơi với một quả cầu lửa được tạo thành từ các nút cây bạch dương.

Đấu vật Mông Cổ

Boke” là từ tiếng Mông Cổ để chỉ bộ môn đấu vật có lịch sử hơn 2.000 năm. Đây là một môn thể thao dựa nhiều vào sức mạnh thể chất hơn là một loạt các kỹ thuật. Nó được yêu thích bởi các vận động viên, học giả và chính khách Mông Cổ vì sự kết hợp độc đáo của thể thao và thẩm mỹ.

Cách đấu vật của người Mông Cổ có các quy tắc, phương pháp, đồng phục và kỹ thuật khác hoàn toàn so với đấu vật Trung Quốc và sumo ở Nhật Bản. Đấu vật Mông Cổ không có quy định về tuổi tác và cân nặng cũng như giới tính, bất cứ ai cũng đều có thể tham gia giải đấu cấp địa phương. Nam giới cũng phải để ngực trần khi thi đấu dù thời tiết có giá lạnh thế nào đi chăng nữa.

Ngay khi trọng tài ra lệnh, các đối thủ bắt tay nhau để thể hiện sự tôn trọng với nhau, và sau đó bắt đầu đấu vật. Không có giới hạn thời gian, và các đối thủ có thể sử dụng bất kỳ phương pháp hoặc động tác nào họ muốn, chẳng hạn như kéo, quật, vấp, đẩy, giữ hoặc nâng. Tuy nhiên, không được phép giữ chân đối phương, kéo đối phương từ phía sau, đá tùy tiện vào mắt mặt tai bụng, túm tóc  hoặc kéo quần đối thủ xuống. Bất cứ ai chạm đất với bất kỳ phần nào của cơ thể của mình trên đầu gối đều được tính là thua cuộc.

Giải thưởng được trao cho cả hai thí sinh. Người thua cuộc nhận giải thưởng của mình trước, người chiến thắng thứ hai. Không ai về nhà tay không. Nam giới Mông Cổ không được coi là một người đàn ông thực sự trừ khi anh ta tham gia môn đấu vật.

Bên cạnh ẩm thực đặc biệt, những trò chơi trên cát đầy hứng thú tại sa mạc Vọng Âm, Nội Mông còn có những di sản văn hóa phi vật thể đậm đà bản sắc. Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu văn hóa và con người xứ thảo nguyên xanh tươi bát ngát trong hành trình du lịch Trung Quốc mùa hè này bạn nhé.