TRANG CHỦ CAMNANG

DU LỊCH Ý THÁP NGHIÊNG PISA VÌ SAO LẠI KHÔNG THẲNG ĐỨNG?

Tháp nghiêng Pisa là một trong những nơi tuyệt vời nhất để cho ra đời những tấm ảnh đẹp. Sau đây là những điều bạn cần biết về “công trình lỗi” đáng yêu nhất thế giới này nhé!

1. Mất đến 2 thế kỷ để xây dựng xong Tháp nghiêng Pisa

Tháp nghiêng Pisa được khởi công xây dựng để làm một tháp chuông cùng với một nhà thờ cạnh vào tháng 8 năm 1173. Đến năm 1178, khi xây dựng đến tầng thứ 3 thì công trình đã bị nghiêng một chút về phía Bắc. Những xung đột quân sự giữa các phe phái khi khiến cho việc thi công bị tạm dừng cho đến năm 1272 mới được xây dựng lại. Lúc này, công trình tiếp tục được thực hiện trong 12 năm cho đến khi bị dừng lại do một cuộc chiến tranh khác xảy ra. Công trình được bắt đầu xây dựng trở lại khoảng đầu thế kỷ 14, bao gồm cả việc lắp đặt tháp chuông vào năm 1372.

2. Tòa tháp bị nghiêng do đặc điểm địa lý của thành phố

Trong khi nhiều kiến trúc điên rồ khác là sản phẩm do xự bất cẩn hay xui rủi trong quá trình xây dựng mà không ai có thể đoán trước được, thì việc tháp Pisa bị nghiêng là sự cố được biết trước. Đặc điểm địa lý của thành phố Pisa cũng là một trong những nguyên nhân khiến tháp bị nghiêng. Nền đất gồm cát, đất sét và bùn lầy từ sông Tuscan, Arno và Serchio, chúng quá mềm và hoàn toàn không đủ vững để xây dựng một công trình thậm chí là từ những nền móng đầu tiên của toà tháp. Bên cạnh đó, móng tháp được làm từ hỗn hợp đất sét và chỉ sâu khoảng 3 mét, không đủ vững để chịu được sức nặng cho cả tòa tháp. Đáng chú ý là những nhà xây dựng đã phát hiện ra điều này nhưng không thể làm được gì khác và sau khi xây dựng đến tầng tháp thứ 2 thì nền đất bắt đầu lún xuống và tháp bị nghiêng đi một cách nhanh chóng.

3. Tòa tháp bị thay đổi hướng nghiêng

Khi tòa tháp được xây dựng tiếp tục vào năm 1272, những nỗ lực của các nhà xây dựng đã không thể thay đổi được tình hình. Các tầng tháp được xây dựng thêm đã làm thay đổi trọng tâm của tòa tháp và khiến cho hướng nghiêng bị thay đổi hoàn toàn. Khi xây dựng đến tầng thứ 4, 5 và 6 thì tòa tháp bắt đầu bị nghiêng càng ngày càng nhiều về phía Nam.

4. Tháp ngày càng bị nghiêng trầm trọng

Thời gian trôi qua khiến cho nền đất ngày càng yếu đi bởi sức nặng của tòa tháp. Tòa tháp tiếp tục bị nghiêng dần ban đầu là 0.2 và sau nhiều thế kỷ thì đến năm 1990 thì độ nghiêng đã đạt đến con số 5.5, chênh lệch mặt phẳng giữa đỉnh tháp và chân tháp là 4,6 m. Trong thập kỷ sau đó, nhiều nhóm các kĩ sư đã đề xuất những kỹ thuật để ngăn chặn tình hình ngày càng tồi tệ. Mặt đất được san phẳng hơn và lắp đặc các thiết bị neo giữ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Năm 1934, một nhà độc tài người Ý là Mussolini cũng đã từng cố gắng sửa chữa tòa tháp nhưng chỉ khiến nó bị nghiêng nhiều hơn.


5. Tháp nghiêng Pisa không phải là tòa tháp duy nhất bị nghiêng ở thành phố Pisa 

Một số công trình ở thành phố Pisa cũng bị nghiêng do nền đất mềm khiến cho nền móng không được cố định. Một trong số đó là nhà thờ San Nicola chỉ bị nghiêng một chút, còn nhà thờ San Michele degli Scalzi thì bị nghiêng đến 5 độ.

6. Tháp nghiêng Pisa là tháp nghiêng nổi tiếng nhất

 Mặc dù không phải là tòa tháp nghiêng duy nhất trên thế giới nhưng tháp nghiêng Pisa là tháp nghiêng nổi tiếng nhất và là một điểm đến thu hút của du lịch Ý. Vào năm 2009, tháp nghiêng Surhuusen – một tòa tháp của Đức được xây dựng vào giữa thế kỷ 14 và 15 đã vượt qua tháp nghiêng Pisa vào ghi tên vào kỉ lục Guinness thế giới khi độ nghiêng tăng thêm 1.2 độ so với tháp nghiêng Pisa. Một tháp nghiêng khác nữa của Đức là nhà thờ Oberkirche được xây dựng vào thế kỷ 14 ở thị trấn Bad Frankenhausen, và một  tháp khác thấp hơn ở Bologna, Ý cũng có độ nghiêng lần lượt là 4.8 độ và 4 độ. Bạn tham gia tour du lịch Châu Âu đến thăm Tháp Pisa nhé




Nguồn: Dịch từ Internet