TRANG CHỦ CAMNANG

CÂU CHUYỆN VINH QUANG VÀ NHỮNG BI KỊCH ĐẰNG SAU CUNG ĐIỆN TOPKAPI - THỔ NHĨ KỲ

Tách khỏi sự loạn lạc bởi những cuộc tranh chấp chính trị tại Istanbul, cung điện Topkapi đứng trầm  mặc, sừng sững bên eo biển Bosphorus suốt hơn 500 năm qua. Chuyện kể rằng, sau cuộc chinh phục lẫy lừng thành phố Istanbul lúc bấy giờ là thành Constantinople, nhà vua Mehmet II ra lệnh xây dựng cung điện thể hiện vinh quang và tiếp nối quyền lực của đế chế Byzantine thời trước. Bắt đầu khởi công từ năm 1460 và đến tận 18 năm sau mới hoàn thành, một công trình kiến trúc kỳ vỹ này là nơi ở của quốc vương, hậu cung và người thân của ông. Tuy nhiên, khác với vẻ ngoài uy nga, tráng lệ ấy là cả một bi kịch đau lòng nhất của đế quốc Ottoman hùng mạnh.

Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, “Topkapi” có nghĩa là “Cổng pháo”, bắt nguồn từ hàng dài những khẩu đại bác được đặt trước cửa cung điện. Đây là các pháo đài được sử dụng trong thời kỳ chinh phục. Và trải qua bao thăng trầm của lịch sử, từ giai đoạn cướp bóc hoành hành đến các cuộc chiến tranh khốc liệt, cung điện vẫn đứng vững, vẫn luôn là một đại diện hùng hồn cho thời kỳ đỉnh cao của đế chế Ottoman dù một số tòa nhà đã biến mất và được trùng tu với một diện mạo mới, nhưng kiến trúc cơ bản của nó vẫn được giữ nguyên. Vào năm 1924 chính phủ đã quyết định nơi đây sẽ trở thành bảo tàng lịch sử đầu tiên của quốc gia, là nơi lưu giữ những chứng tích hào hùng của một triều đại.

Cung điện được chia thành 3 phần chính: The Old Palace, The New Palace và Yildiz Palace. Và cung điện Topkapi được nhiều người biết đến chính là The New Palace. Sau cuộc chinh phục đầu tiên, nhà vua đã ban lệch xây The Old Palace, tuy nhiên nó đã bị hư hỏng do hỏa hoạn năm 1514 và sau đó mọi người đã đến sống trong The New Palace. Cung điện cổ được khôi phục và xây dựng lại nhưng lại bị phá hủy một lần nữa dưới thời trị vì của vua Abdulaziz, nắm quyền lực của Ottoman từ năm 1861 đến 1876. Và bây giờ nó là một phần của Đại học Istanbul. Về phần xây dựng The New Palace, vua Mehmet II đã chỉ đạo thiết kế một cung điện sang trọng, lỗng lẫy bậc nhất lúc bấy giờ.

Do vậy, việc đặt cung điện trên ngọn đồi cao, nhìn ra eo biển Bosphorus là một trong những ý đồ của ông. Bên trong thành bao gồm các tòa nhà nơi ông làm việc và trị vì đất nước, khu vui chơi giải trí, nhà xưởng, khu bếp và khu sinh hoạt. Tất cả cuộc sống riêng tư hay cong việc chính trị của quốc vương đều tập trung tại điện chính này. Đây là nơi ông gặp gỡ các cố vấn của mình, bàn bạc những mưu đồ chiến lược cũng như nơi tổ chức các buổi ăn mừng thắng trận cho các binh sĩ. Theo thời gian, nó trở thành một phần của đời sống và văn hóa địa phương của người dân nơi đây.


Ngoài nơi hành chính, Harem hay còn gọi là Hậu cung cũng là một phần quan trọng của cung điện Topkapi, là nơi sinh sống của các cung tần mỹ nữ và con cái của họ. Đây cũng là nơi ở của các hoàng tử cho đến khi họ đủ 16 tuổi. Lịch sử cho thấy những người phụ nữ ở thời kỳ Ottoman đã được nhận những điều kiện tốt nhất về mặt giáo dục và được hỗ trợ nhiều trong công việc. Hậu cung được xây dựng và trang trí với nhiều phòng ốc tráng lệ, trưng bày những phẩm vật quý giá, phô trương hết sự giàu có của triều đại vua Mehmet. Nhưng trái ngược với hình ảnh những tòa lâu đài hào nhoáng  ấy, là những câu chuyện sự thật kinh hoàng của đế quốc tồn tại trong suốt 624 năm lịch sử ở đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.


Một thực tế khốc liệt là lòng tham vô đối của con người, muốn ngồi lên ngai vàng phải chịu được sức nặng của vương miện ấy. Cung điện Topkapi từng là nơi chứa đậy những âm mưu chiếm ngôi tàn bạo, đến nỗi nhà vua Mehmet III đã tự nhốt mình vào một chiếc lồng khổng lồ vì nỗi lo sợ bị ám sát bởi các quần thần xung quanh. Chưa dừng lại ở đó, ông còn tàn nhẫn, ra tay sát hại 19 người anh em của mình để đảm bảo rằng con trai mình sẽ được lên ngôi kế vị, những cung tần mang thai với cha ông cũng bị dìm xuống biển. Đến thời vua Salim II, cùng với nỗi ám ảnh đoạt ngôi vị đó, ông đã ra lệch nhốt tất cả hoàng tử vào trong những chiến lồng mạ vàng, rồi chết dần chết mòn trong đó.

Những câu chuyện buồn và tàn độc được viết tiếp bởi những cái chết của các cung tần chốn hậu cung. Tuy được chu cấp và điều kiện tốt là vậy nhưng đối với những cô gái chống đối quốc vương, họ cũng sẽ bị bắt nhốt trong những chiếc cũi nhỏ hoặc kinh hoàng hơn sẽ bị trói chặt và ném xuống eo biển Bosphorus. Sự thật là nhà vua Ibrahim I đã từng bắt ép và dìm chết 280 cô gái xuống biển.

Có thể thấy rằng, sau những thăng trầm cùng những câu chuyện vẻ vang chiến thắng là một bi kịch cho những mưu đồ tham vọng cao hơn. Nhưng sau bao biến cố đau buồn ấy, ngày nay cung điện Topkapi vẫn là một điểm đến đẹp và thú vị cho những chuyến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ và là một phần trong những di tích lịch sử ở Istanbul được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1985. Hình ảnh tòa cung điện uy nghi, tráng lệ bên eo biển Bosphorus chia cắt 2 lục địa Á-Âu vào buổi rang chiều sẽ làm lưu mờ đi quá khứ đau thương của nó.

Kỳ Duyên