Sự Quan Trọng Của Giáo Dục Gia Đình

Parent Previous Next

Vụ việc công nhân Bình Dương b kích động, lợi dụng biểu tình phản đối Trung Quốc đặt dàn khoan tại vùng biển thuộc lãnh thổ Việt Nam để phá hoại và hôi của, đã đặt ra một câu hỏi cần chúng ta nghiêm túc trả lời: "Vậy thì cái gì đang làm cho một số người trong lớp trẻ bị tha hóa về đo đc, để có thể có những hành động "làm nhục quốc thể" như vy?". Đây không còn là hiện tưng đơn l, các trường hợp cá biệt, mà đã thành phổ biến trong cuộc sống xã hội. Nếu chúng ta không tìm ra đươc nguyên nhân, và giải quyết vấn đề một cách dứt điểm, thì hiện tượng này sẽ đe dọa sự tồn vong lâu dài của đt nước. Sáng nay ngủ dậy, lao ngay ra internet để biết thông tin, thì lại thêm vụ Vũng Áng. Mải miết theo dõi, để biết là tình hình đã được kiểm soát. Tôi cảm thấy mình đứng ngồi không yên, làm gì đây?


Tôi thấy mình thật bất lực, và muốn mình phải làm cái gì ngay lập tức.


Vậy thì hãy viết, với hy vọng bài viết này có thể giúp cho các ông bố bà mẹ hiện tại và tương lai, nhng người không muốn nhìn thấy con mình lớn lên sẽ đi cưp bóc như một số phần tử ở Bình Dương, Vũng Áng.


Theo quan điểm cá nhân tôi: mọi viêc đều có nguyên nhân từ giáo dục.


Trong bài này, tôi sẽ không bàn về hệ thống giáo dục của xã hội, mà muốn đi sâu vào bàn luận về một nền giáo dục rất cơ bản, mà vô cùng quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, trí tuệ, sức khỏe của con ngưi: đó là giáo dc trong gia đình, đặc biệt là trong sáu năm đầu tiên của mỗi cuộc đi con người.


Từ lâu nay, dưng như chúng ta muốn khoán trắng việc giáo dục con cái cho xã hội, mà cụ thể là cho hệ thống các trường: nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông. Và như một hệ quả tất yếu: khi con cái hư hoặc học kém, các ông bố bà mẹ sẽ có cớ để quy toàn bộ trách nhiệm cho Bộ Giáo dục. Tôi không hề có ý bênh hoặc thanh minh hộ Bộ Giáo dục: toàn bộ hệ thống giáo dục của Việt Nam là quá kém, quá lạc hậu so với thế giới, và cần phải cải tổ càng sớm càng tốt. Còn cải tổ theo mô hình nào, đnh hưng ra sao, xin nhường lời cho những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó.


đây, tôi chỉ muốn phân tích và chia sẻ quan điểm của cá nhân tôi về "nền giáo dục trong gia đình", là cái nôi cho mọi sự phát triển tương lai của một đứa trẻ.


Các cụ ta hay nói:"Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", phải nói ngay rằng: tôi không hề đồng tình với quan điểm này. Trong các nhà máy, khi sản xuất bất cứ sản phẩm gì, ngưi ta đều có khâu "kiểm soát chất lưng đầu ra". Các công ty, nếu muốn chứng tỏ chất lượng, sẽ tìm mọi cách có chứng chỉ ISO để chứng minh: tôi có quy trình làm việc, và có khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm. Vậy đối với con người - là sản phẩm quý nhất, quan trọng nhất cho sự trường tồn của một xã hội, một đt nưc - chúng ta đã có những quy trình gì để nuôi dạy, và có các biện pháp gì đ đảm bảo các em lớn lên không bị "phế phẩm", nghĩa là què quặt về tâm hồn, thể chất hoặc trí tuệ? Các ông bố bà mẹ, vì bận bịu với việc kiếm tiền, hoặc các nhu cầu cá nhân khác,  thường khoán trắng việc nuôi dạy con cho bà nội hoặc ngoại, với cái tặc lưỡi: "Cứ nuôi trẻ con là phải các cụ. Các cụ mới có kinh nghiệm". Tôi là người chỉ tin vào kinh nghiệm, một khi kinh nghiệm đã được nghiên cứu, đúc kết từ thực tế, và phải được in ra rõ ràng thành những trang sách, chứ cứ truyền miệng theo kiểu: "Bé không chịu ăn thì cứ phải ép và nhét vào mồm, rồi bịt mũi lại, nó ắt phải nuốt" thì nghe khiếp quá.


Trong bài lần trưc, tôi đã chia sẻ: mỗi gia đình phải bàn bạc và thống nhất được rõ ràng: mình muốn đứa con sẽ trở thànnh thế nào trong tương lai.


Nhưng cái mình muốn đó ( v đo đức, tri thức, thể chất...) phải được thống nhất giữa các thành viên trong gia đình, rồi ghi lại thật chi tiết. Lần này, tôi sẽ chia sẻ: vậy thì làm sao để mình tạo thành con ngưi tương lai với chất lượng mình muốn, từ đứa trẻ vừa chào đi đang nằm khóc oe oe kia?



Theo nhiều sách về nuôi dạy trẻ tôi đã đưc đọc, thì sáu năm đầu của cuộc đời, là quãng thời gian quan trọng nhất cho sự nghiệp "trồng người". Ai tận dụng đưc sáu năm đó ti đa, là đã vưt qua đưc giai đon khó khăn nhất của việc dạy con. Hầu như các cá tính cơ bản của con ngưi được hình thành trong sáu năm "bản lề" đầu tiên. Từ khi sinh ra cho đến ba tuổi, đứa trẻ thẩm thấu mọi thông tin xung quanh như một miếng bọt biển khô. Trong giai đoạn này, mọi thứ được tiếp nhận hầu như không có giới hạn và không điều kiện. Đây chính là lý do của hiện tượng: khi thấy con có tính gì đó không tốt, các ông bố bà mẹ thường hay than phiền: "Trời sinh ra cái tính ấy, chứ tôi có dạy nó thế đâu". Ta cứ coi là một đứa trẻ ba tuổi chưa biết gì, nên tự do thể hiện, dọa dẫm, coi nó như đ chơi, mà không biết rằng: ta đang vô tình tạo nên một sản phẩm lệch lạc cho tương lai.


Tôi sẽ đi vào chi tiết cụ thể của việc dạy trẻ cho từng giai đoạn trong sự phát triển, kể từ ngày đu tiên nó đưc sinh ra. Đối với mỗi giai đoạn, tôi cũng cố gắng đi vào chi tiết của việc luyện các kỹ năng, dạy thói quen tốt, cũng như đưa ra các biện pháp cụ thể và đơn gin để dạy các cháu về đo đức. Lại phải nhắc lại: những kinh nghiệm tôi sẽ chia sẻ, là dựa trên các tiêu chí riêng tôi lựa chọn. Mỗi gia đình đều phải có những lựa chọn của mình, mới có thể đưa ra phương pháp phù hp. Điều rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ nằm ở việc dạy các cháu bốn kỹ năng:  nghe, nói, đọc, viết từ ngày đầu tiên. Bốn kỹ năng này luôn bổ sung cho nhau, không thể tách rời.




Created with the Personal Edition of HelpNDoc: Produce Kindle eBooks easily