Con trẻ không có lỗi

ĐỊNH HÌNH THÓI QUEN VÀ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC ››
Parent Previous Next


Nếu con nói dối, có nghĩa là bạn đã "hành động quá mức" với những lỗi của con trong quá khứ.

Đúng: trẻ con không tự biết nói dối. Các cụ ta đã nói: "ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ". Chính bố mẹ vô tình dạy con nói dối, nếu làm cho chúng quá sợ hãi vì cách bạn đối xử khi chúng có lỗi. Kinh nghiệm sẽ dạy chúng phải học nói dối đt qua "những cơn thịnh nộ" của bố mẹ hoặc ngưi chăm sóc. Vì vậy: thấy con trẻ nói dối, việc đầu tiên phải làm là tìm cho được lý do khiến con nói dối, đơn giản là bằng cách suy nghĩ, rà soát lại độ của những người lớn có ảnh hưng đến trẻ, đặc biệt là của chính bố mẹ.

Tôi xin bổ sung thêm: với văn hóa Việt Nam, chúng ta cũng rất hay "vô tình" dạy trẻ nói dối, mà không hề nhận thức ra. Xin nêu một ví dụ: "Ai đó gi điện, bạn mệt không muốn nghe, bèn nhờ ai đó (hoặc chính con bạn), nói là bạn không có nhà". Có trường hợp, đứa trẻ trả lời: "Mẹ bảo con nói với cô là mẹ đi vắng rồi". Thế là bạn có thể nổi cơn lôi đính, dùng những từ như "ngu xun" để mắng con - mà thực ra con không hề có lổi. Kể cả khi chúng hiểu và nói dối "trơn tru" hộ bạn - thì chúng cũng có một bài học cách nói dối do chính bạn dạy.


Nhiều khi, tôi khá ngạc nhiên về "văn hóa" nói dối chẳng để làm gì của người Việt Nam.

Các nước phát triển, họ quan niệm rằng: hễ cứ nói dối, tức là làm điều sai, vì vậy mới phải cố che dấu. Còn khi không thích trả lời, thì họ nói thẳng là họ không muốn được hỏi về điu đó.


Còn người Việt Nam quan niệm: nói dối trong những việc không quan trọng, không ảnh hưng đến ai thì cứ nói đi cho qua lúc đó, cho khỏi mất lòng.


Trong ví dụ ở trên: nếu là tôi, tôi sẽ nói với con rằng: "Con nói mẹ xin lỗi cô, mẹ con mệt (hoặc bận). Chốc nữa mẹ con sẽ gọi lại cho cô". Và bạn nhớ phải gọi lại, vì nếu không, trẻ sẽ lại học đựợc thói quen thất hứa từ chính bố mẹ.














Created with the Personal Edition of HelpNDoc: Full-featured EPub generator